Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương Chuyển đến nội dung chính

Tìm kiếm

Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương

Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi.


Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi.



Thông tin tham khảo về kiến trúc phong cách đông dương và sự trở lại của phong cách Indochine


Ngày 11/7/1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard ký một hợp đồng lao động với Toàn quyền Đông Dương để đến Hà Nội làm việc trong 6 tháng. Nhưng ông không ngờ rằng chuyến đi sẽ kéo dài tới 10 năm. Đây cũng là 10 năm đỉnh cao trong sự nghiệp của vị kiến trúc sư người Pháp, khiến ông được nhắc tên cho đến tận ngày nay.


Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi mới đặt chân đến Đông Dương, người Pháp đã đưa toàn bộ phong cách Tân cổ điển đang thịnh hành tại châu Âu thời bấy giờ áp đặt vào xây dựng tại Việt Nam. Phủ toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) hay Nhà thờ Lớn Hà Nội là các công trình tiêu biểu.



Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, các kiến trúc sư Pháp đã nhận thấy nhiều bất cập khi sao chép các công trình nổi tiếng tại quê nhà. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa xứ Đông Dương cùng những vật liệu, tay nghề thợ Việt Nam hoàn toàn khác so với kỹ thuật xây dựng phát triển và khí hậu ôn đới ở châu Âu, với các công trình phần lớn được xây dựng bằng đá.




Để giải quyết bài toán hóc búa này, một phong cách kiến trúc mới đã ra đời – phong cách Indochine (Đông Dương). Trên cương vị Kiến trúc sư trưởng kiêm Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Đông Dương, Ernest Hébrard được xem là người đặt nền móng cho phong cách kiến trúc hoàn toàn mới, được giới thượng lưu bản địa đặc biệt ưa chuộng.




Trải qua hơn trăm năm: Ngôi nhà vẫn được xem là nơi thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của gia chủ. Thông qua việc lựa chọn phong cách thiết kế, cách bài trí nội thất, phối hợp màu sắc và sử dụng chi tiết điểm nhấn, có thể đoán định được lối sống, tính cách cũng như nhân sinh quan của chủ sở hữu.



Thông tin tham khảo về kiến trúc phong cách đông dương và sự trở lại của phong cách Indochine



BOIS INDOCHINE: TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT PHONG CÁCH INDOCHINE ĐÔNG DƯƠNG TÌM KIẾM