Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2020-2021. Vừa qua, Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia đã chính thức phát thông báo số 1 về chi tiết Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2021.
[caption id="attachment_5822" align="aligncenter" width="512"] Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2020-2021[/caption]
Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (GTKTQG) do Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 25-TTg ngày 19/01/1993 và giao cho Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức.
Năm nay, để góp phần định hướng sáng tạo kiến trúc theo xu hướng tiến bộ nhưng vẫn gắn liền với bản sắc, GTKTQG 2020-2021 đề cao tinh thần “Khai thác Bản địa – Kết nối công nghệ” nhằm tạo môi trường sống thích ứng tốt nhất cho người sử dụng mỗi vùng, miền, địa phương. Qua đó, đề cao trách nhiệm của kiến trúc sư đối với văn hóa và xã hội bản đia, thúc đẩy phát triển kiến trúc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hướng tới tương lai.
Phạm vi giải thưởng: Mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, được liệt kê chi tiết trong các hạng mục dưới đây:
Kiến trúc nhà ở: Nhà ở nông thôn; Nhà ở đơn lập; Nhà ở tổ hợp
Kiến trúc công cộng: Công trình thương mại/trụ sở; Công trình khách sạn, nghỉ dưỡng; Trường học/bệnh viện; Công trình Thể thao – Văn hóa/Tôn giáo – Tín ngưỡng (bao gồm cả tượng đài, phù điêu…); Công trình đặc biệt (sân bay, nhà ga, cầu…)
Kiến trúc công nghiệp
Bảo tồn, tôn tạo kiến trúc
Thiết kế nội thất
Thiết kế đô thị – Thiết kế cảnh quan
Đồ án quy hoạch xây dựng: Quy hoạch đô thị (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết); Quy hoạch nông thôn (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết);
Ấn phẩm kiến trúc
Tác phẩm kiến trúc xuất sắc tại VN của KTS nước ngoài.
Đối tượng dự giải Tác giả là công dân Việt Nam có tác phẩm, công trình ở trong và ngoài nước; tác giả là công dân nước ngoài có tác phẩm và công trình kiến trúc tại Việt Nam với điều kiện:
Thí sinh tham dự không nằm trong ban tổ chức của GTKTQG hoặc có quan hệ trực hệ với các thành viên hội đồng giải thưởng
Tác phẩm chưa từng dự thi trước đó, mỗi cá nhân/tập thể có thể gửi nhiều bài dự thi khác nhau.
Các tác phẩm có tác giả chính (chủ trì thiết kế) là liên danh hoặc đồng tác giả với cá nhân hoặc đơn vị nước ngoài sẽ dự thi ở hạng mục I: Tác phẩm kiến trúc xuất sắc tại VN của KTS nước ngoài
Tiêu chí xét giải
Tùy theo từng hạng mục A, B, C, D, E, F, G, H, I mà có các tiêu chí chấm giải khác nhau, gồm từ 4 – 6 tiêu chí.
Giải thưởng cuộc thi: Tất cả các tác phẩm/ tác giả đoạt giải sẽ được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, được giới thiệu trong Sách GTKT và Tạp chí Kiến trúc cũng như website chính thức của Hội KTSVN.
Giải thưởng Lớn: cho tác phẩm, công trình có tính đột phá đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc xuất sắc nhất, có tính xã hội và nhân văn sâu sắc trong số các tác phẩm đạt giải Vàng.
Giải Vàng cho mỗi thể loại, lĩnh vực chuyên ngành.
Giải Bạc cho của mỗi thể loại, lĩnh vực chuyên ngành.
Giải Đồng cho của mỗi thể loại, lĩnh vực chuyên ngành.
01 Giải thưởng cho tác phẩm được Cộng đồng bình chọn.
Bằng khen “Kiến trúc sư Trẻ tiêu biểu” dành cho kiến trúc sư dưới 35 tuổi đoạt giải thưởng Lớn, Giải Vàng hoặc Ba
01 Bằng khen Đơn vị/ Tập thể dành cho các Chi Hội, Hội KTS cơ sở hoặc đơn vị đạt nhiều thành tích nhất tại GTKTQG 2020-2021
Danh hiệu “Nhà đầu tư thông minh” dành cho các chủ đầu tư có công trình đoạt giải thưởng Lớn hoặc Giải Vàng.
Thời hạn nộp hồ sơ tham dự
Hạn gửi hồ sơ cho Ban GTKTQG tỉnh/ thành phố do Ban GTKTQG các tỉnh/ thành phố thông báo trước hạn nộp cho Hội đồng. Các ban GTKTQG tỉnh/ thành phố và tác giả gửi trực tiếp cho Hội đồng GTKTQG trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Địa điểm nộp hồ sơ: Các hồ sơ dự giải phải được trình bày theo quy chuẩn của BTC và có thể nộp qua hai cách:
Tại các tỉnh/ thành phốcó điều kiện thành lập Ban GTKT địa phương thì tác giả có tác phẩm được thực hiện tại tỉnh/ thành phốnộp hồ sơ dự Giải cho Ban GTKT địa phương (theo thông báo riêng của tỉnh/ thành phố), sau đó Ban sẽ gửi lên Hội đồng GTKTQG.
Các tỉnh/ thành phố không thành lập Ban GTKT địa phương; tác giả gửi hồ sơ dự Giải đến Ban Tổ chức GTKTQG – Hội KTSVN tại địa chỉ: Ban Tổ chức Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia, Hội Kiến trúc sư VN – 40 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, Tel : 04. 3936.0755/ 3825.3648 – Fax: 04. 39349 240
Nguồn: vienkientrucquocgia.gov.vn
Đưa thiết kế phong cách kiến trúc Indochine vào Căn hộ resort Picity High Park
Đưa thiết kế phong cách kiến trúc Indochine vào Căn hộ resort Picity High Park. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng tìm về bản nguyên cuộc sống với những giá trị đích thực và bền vững. Không gian sống xanh, thư thái tận hưởng ngay tại căn hộ của mình là điều con […]
Làm thế nào để kiến trúc và nội thất Việt thực sự dành cho người Việt?
Ngôn ngữ riêng cho ngành nội thất Việt. Nguyễn Thu Phong, Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam. Làm thế nào để kiến trúc và nội thất Việt thực sự dành cho người Việt? Đây là câu hỏi, niềm trăn trở lớn đối với nhiều chuyên gia và người trong cuộc. Ngôn ngữ riêng cho […]
Các công trình nổi tiếng của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa
Các công trình nổi tiếng của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.Cuộc đời và sự nghiệp của kiến trúc sư Võ trọng Nghĩa. Sự nghiệp của kiến trúc sư trẻ tài tăng Võ Trọng Nghĩa gắn liền với những công trình kiến trúc mang hơi thở từ thiên nhiên. Những vật liệu truyền thống đơn […]
Tiểu sử Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa
Cuộc đời và sự nghiệp của kiến trúc sư Võ trọng Nghĩa. Sự nghiệp của kiến trúc sư trẻ tài tăng Võ Trọng Nghĩa gắn liền với những công trình kiến trúc mang hơi thở từ thiên nhiên. Những vật liệu truyền thống đơn sơ, mộc mạc nhưng vẫn thể hiện được sức cuốn hút […]
KTS Võ Trọng Nghĩa công trình tốt và chất lượng thì bản thân nó đã có giá trị trong xã hội
KTS Võ Trọng Nghĩa nếu công trình tốt và chất lượng thì bản thân nó đã có giá trị trong xã hội, góp phần giúp nhiều người cùng biết đến kiến trúc Việt Nam Hơn 40 năm không xem tivi, không dùng mạng xã hội, không tiệc sinh nhật, không dự đám lên nhà mới […]
Cùng đắm chìm vào vẻ đẹp Đông Dương sang trọng tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay
Cùng đắm chìm vào vẻ đẹp Đông Dương sang trọng tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Thầy phù thuỷ resort Bill Bensley đã dựng lên JWMarriott PhuQuoc trong hình hài một ngôi trường đại học cổ ngay tại Bãi Kem với vô số chi tiết décor bằng vali, rương, hòm, kệ sách, sách cổ […]
Kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam theo từng giai đoạn
Kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam theo từng giai đoạn Việt Nam sống trong thời Pháp thuộc trong gần một thế kỷ, do đó phong cách kiến trúc cổ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều về lối thiết kế phương tây này. Tuy nhiên, do chúng ta là đất nước bị […]
La Veranda Resort Phú Quốc MGallery By Sofitel Vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương trên vùng đất hoang sơ
Vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương trên vùng đất hoang sơ Ẩn mình trên bờ biển cát trắng của hòn đảo lớn nhất Việt Nam, La Veranda Resort Phú Quốc MGallery By Sofitel là điểm đến lý tưởng miền nhiệt đới sở hữu nét đẹp tinh tế, thanh lịch của thời kỳ Đông Dương đã […]
phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine tới chủ đầu tư Chung cư Tây Hồ Riverview.
Hai phương án Thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine tới chủ đầu tư Chung cư Tây Hồ Riverview. Trong quá trình làm việc Bois đưa ra hai phương án Thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine tới chủ đầu tư Chung cư Tây Hồ Riverview. Tây […]
Hai phương án Thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine tới chủ đầu tư Chung cư Tây Hồ Riverview.
Trong quá trình làm việc Bois đưa ra hai phương án Thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine tới chủ đầu tư Chung cư Tây Hồ Riverview. Tây Hồ Riverview sở hữu vị trí đắc địa 2 mặt tiền là đường An Dương Vương và đường phố Thượng Thụy, liền kề […]
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE. -SỰ RA ĐỜI PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE “Phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp. Kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc […]
Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương Indochine
ERNEST HÉBRARD – KIẾN TRÚC SƯ ĐẦU TIÊN ĐEM “CHẤT PHÁP” VÀO VIỆT NAM HÉBRARD ĐƯỢC COI LÀ KIẾN TRÚC SƯ KHỞI NGUỒN CHO PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINE Nét kiến trúc cổ theo phong cách phương Đông kết hợp với chút Tây của kiến trúc Pháp tạo nên một phong cách kiến […]