Nếu bạn tự nhận mình thích Tân cổ điển, hãy tự hỏi bản thân hai điều Chuyển đến nội dung chính

Tìm kiếm

Nếu bạn tự nhận mình thích Tân cổ điển, hãy tự hỏi bản thân hai điều

Nếu bạn tự nhận mình thích “Tân cổ điển”, hãy tự hỏi bản thân hai điều: 1. Bạn có hiểu về nó hay không? Và 2. Bạn thực sự thích nó hay chỉ là theo xu hướng?



Khi nhìn vào thị trường Kiến trúc Việt Nam, một điều dễ nhận ra là phong cách Tân cổ điển đã và đang chiếm một phần không nhỏ. Chúng ta có thể thấy những biệt thự theo phong cách phương Tây này được du nhập và làm mưa làm gió vài chục năm trở lại đây. Tưởng chừng, Tân cổ điển sẽ giảm nhiệt dần theo thời gian khi công nghệ xây dựng phát triển, những vật liệu mới được ứng dụng nhiều hơn như kính, thép, bê tông và sự mở mang về kiến trúc đương đại, kiến trúc hiện đại phổ cập công chúng. Tuy nhiên, theo một cách không ai hiểu được, nó lại trở thành kiểu kiến trúc được ưa chuộng khắp ba miền đất nước cho đến tận ngày nay kéo theo nhiều biến tướng dị dạng.


Sự thật kỳ lạ này làm những người làm nghề và nghiên cứu về kiến trúc quốc tế cũng như kiến trúc bản địa phải giật mình, nhìn nhận lại một cách nghiêm túc và đặt ra một câu hỏi “Tại sao phong cách Tân cổ điển được yêu thích ở Việt Nam đến thế?”. Nói không đâu xa, mỗi một khu dân cư đều có ít nhất vài ba tòa nhà công cộng hay nhà dân được xây theo lối kiến trúc này. Những khu đô thị với tuổi đời chỉ vài năm như The Garden, Royal City cũng được ưu ái chọn Tân cổ điển làm phong cách chính. Người người nhà nhà đua nhau theo Tân cổ điển, phải làm Tân cổ điển, chỉ làm Tân cổ điển mới chất, mới sang. Và rồi, có cung thì ắt có cầu, nhiều đơn vị tư vấn thiết kế chạy theo xu hướng người dân, tiến hành quảng bá mạnh phong cách “Tây hóa” với nhiều mẫu thiết kế đa dạng: đơn giản có, lộng lẫy có, xa hoa có. Càng nhiều phào chỉ, càng nhiều hoa văn, càng nhiều họa tiết, càng nhiều cột kèo, đắp vàng đắp bạc thì càng thể hiện “đẳng cấp”. Biến tướng dị thể nhất mà người ta tự gọi “Tân cổ điển” là những lâu đài đồ sộ mọc lên bất thình lình một góc phố hay trên đường đi thị xã, thị trấn nào đó.

 

Nội thất hoàn thiện một không gian phòng khách nhà ở tại Việt Nam theo phong cách Tân cổ điển “đông tây kết hợp”. Nếu so sánh với hình ảnh nội thất phía trên chúng ta dễ dàng nhận ra sự khập khiễng về thẩm mỹ.
Ảnh: sưu tầm internet



Những hình ảnh 3D vàng chói được trưng trên các trang quảng cáo “thiết kế thi công Tân cổ điển” dễ dàng tìm thấy ở bất kì đâu, đây có thực sự là phong cách phương Tây hay là sự “treo đầu dê, bán thịt chó”?
Ảnh: sưu tầm internet

Để trả lời cho câu hỏi trên, thiết nghĩ nên tìm về nguồn cội để làm rõ khái niệm “Kiến trúc Tân cổ điển”. Và thực chất những thứ mà người ta đang quen gọi là “Tân cổ điển” có thực sự đi theo đúng định nghĩa và nguyên bản hay không? Vì tôi dám quả quyết rằng: phần đông cả khách hàng lẫn người làm nghề đang hiểu sai lệch và ứng dụng không chính xác vẻ đẹp đến từ một thời kì tinh hoa của nhân loại.

Xác định nguồn gốc phong cách Tân cổ điển


Hãy bắt đầu từ Kiến trúc Cổ điển , vì phải có nền móng thì mới có “Tân” – Cổ điển “kiểu mới” vào nhiều thế kỷ sau. Kiến trúc cổ điển được biết đến là sự bao hàm của hai nền kiến trúc lớn và lâu đời mà chắc hẳn ai học lịch sử cũng đã từng nghe “Kiến trúc Hy Lạp” và “Kiến trúc La mã” cổ đại, đặc biệt phát triển rực rỡ vào thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên tại Hy Lạp và thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tại Rome, cùng chung hình thức sử dụng kết cấu là các thức cột và kiến trúc trán tường – trong tiếng Anh là pediment (phần hồi nhà có các bảng trang trí chạm khắc) . Một giai đoạn trước gọi là “Tiền cổ điển” ( bắt đầu ở Hy Lạp từ 750- 500 năm TCN) đã được lược bỏ vì không có nhiều nét liên quan tới Tân cổ điển sau này.

 

Hình ảnh các thức cột được sử dụng trong thời kỳ Kiến trúc cổ Hy Lạp và La Mã.
Ảnh: archdaily



Hình ảnh mặt tiền đền Parthenon ở Athens, Hy Lạp với dàn thức cột Doric. Công trình được xây dựng trước Công nguyên.
Ảnh: archdaily

Theo trang Britannica, một trong những nguồn Bách khoa toàn thư có danh tiếng và đáng tin cậy nhất về độ lâu năm đã định nghĩa “Kiến trúc Tân cổ điển ” hay trong tiếng Anh là “Neoclassical Architecture” ( chữ neo tiếng gốc trong tiếng Hy Lạp cổ νέος – néos nghĩa là mới, hồi sinh, cải biến, tân tiến) như sau : “Là sự hồi sinh của Kiến trúc Cổ điển trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỉ 19. Nếu trước đó, cả thế giới chứng kiến sự lan tỏa của kiểu kiến trúc Phục Hưng từ thế kỷ 14, bắt nguồn từ vùng Tuscany của Ý với tư tưởng phục dựng lại thời kỳ Hy Lạp cổ đại, thí Kiến trúc Tân cổ điển lại được đặc trưng bởi quy mô, sự đơn giản từ hình khối, nhắc lại chi tiết thức cột, chủ yếu là Doric, sử dụng các cột này để gây ấn tượng và ưu tiên các mảng tường trống. Hương vị mới của sự đơn giản cổ xưa đã đánh bại sự thái quá của phong cách Rococo vốn nặng về trang trí rườm rà.” Trang architecture.com bổ sung thêm “Tỷ lệ, tính đối xứng và mối quan hệ giữa các bộ phận riêng lẻ với tổng thể cũng là đặc trưng cho chủ nghĩa này. Có thể mô tả một tòa nhà theo trường phái Cổ điển là dựa vào tỷ lệ của nó.”

 

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ở Washington D.C được mô phỏng hoàn hảo hình ảnh một đền thờ Hy Lạp cổ đại. Công trình được xây dựng từ 1932-1935 bời KTS.Cass Gilbert.
Ảnh : sưu tầm internet

Chủ nghĩa Tân cổ điển được bắt đầu ở Pháp và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và châu Âu với hàng loạt các cung điện, trụ sở, bảo tàng, thư viện, trường học được xây dựng theo phong cách này. Tại Nga, thành phố St. Petersburg đã biến thành bộ sưu tập các tòa nhà Tân cổ điển, không hề kém cạnh các tòa nhà được xây tại Pháp hay Anh. Giải thích cho sự hồi sinh này phải kể đến công cuộc khảo cổ học và khám phá lại kiến trúc cổ được quan tâm nhiều hơn từ đầu thế kỷ 18, một phần được thúc đẩy bởi cuộc khai quật tại Pompeii, Ý và Herculaneum, Hy Lạps.

Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, Tân cổ điển được chuyển sang thêm một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng và bỏ bớt những phần nặng trang trí hơn.

 

Một biệt thự bằng đá vôi được xây năm 1920 theo phong cách “chuẩn” Tân cổ điển tại ngoại ô Chicago, Mỹ do KTS. Margaret McCurry thiết kế.
Ảnh: Richard Mandelkorn

phong cách Tân cổ điển Hành trình du nhập vào Việt Nam và lý do được yêu thích


Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 thịnh hành với chủ nghĩa Tân cổ điển cũng bắt đầu từ đây du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với văn hóa, khí hậu và vật liệu xây dựng của người Việt, phong cách này không được giữ nguyên bản mà được điều chỉnh dần, từ đó hình thành nên phong cách kiến trúc Đông dương ( Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp ( French Colonial) được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại. Như Phủ Chủ tịch ( trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ ( 1919),..xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển thịnh hành lúc bấy giờ. Thời kỳ này, mọi thứ đều được kiểm soát và được thiết kế bởi các kiến trúc sư nên kết quả những công trình được người Pháp xây dựng đều mang giá trị tinh thần và chất “cổ điện” không bị lạm dụng.

Giai đoạn sau Giải phóng và thống nhất đất nước, một lượng lớn “du học sinh”, “nghiên cứu sinh” có cơ hội được sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ rồi trở về xây dựng, theo ý kiến chủ quan thì đây có lẽ là lý do chính mà Tân cổ điển được thịnh hành trở lại sau Đổi mới. Mặc dù vẫn có nhiều công trình theo phong cách Hiện đại nhưng việc Nhà nước khuyến khích xây dựng nhà ở tư nhân mà không có một chỉ dẫn cụ thể hay ban hành quy chuẩn, những mẫu biệt thự được tinh giản hóa dần vẫn mang hơi hướng cổ điển nhưng tiêu chuẩn về tỷ lệ, không gian, vật liệu dường như không còn được như nguyên bản.

 

Biệt thự cổ số 110 – 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) mang dáng dấp kiến trúc Tân cổ điển nhưng đã được địa phương hóa để phù hợp với văn hóa, khí hậu Việt Nam.
Ảnh: sưu tầm internet

Theo tập khách hàng yêu thích phong cách Tân cổ điển, thì điều đầu tiên chiếm được cảm tình của họ là “vẻ đẹp vượt thời gian”, “sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống”. “Những chi tiết trang trí mang tới sự mềm mại cho không gian”. Vẻ đẹp của Tân cổ điển là về tỷ lệ và sự cảm thụ đến từ những chi tiết tinh xảo nhưng hợp lý, vừa đủ. Vượt thời gian bởi vì nó đã là quá khứ nên không thể lỗi mốt hơn được nữa. Thêm một lý do làm nó càng được ưa chuộng là vì lối quảng bá phô trương từ nhà thầu, kiến trúc sư theo trường phái này, rằng “Tân cổ điển là thể hiện cho sự xa hoa, hoành tráng, lộng lẫy và giàu có.”Còn gia chủ, đôi khi không phải vì hiểu biết mà lựa chọn phong cách này, chỉ chọn vì thấy người nọ làm, người kia cũng làm nên bắt chước nhau hay nghe thuyết phục Tân cổ điển mới là đẹp. Điều này cho thấy sự nhận thức về thẩm mỹ, xu hướng kiến trúc vẫn còn hạn chế ở đại bộ phận công chúng . Tôi không phủ nhận nghệ thuật cổ điển có nét cuốn hút riêng, điểm mấu chốt cần giải đáp là thực sự nó có đang được thực hành đúng cách khi áp dụng tại Việt Nam?

phong cách Tân cổ điển biến tướng tại Việt Nam


Ngoài những công trình hiện vẫn đang tồn tại từ thế kỷ 18, 19 tại châu Mỹ, Nga, châu Âu và những công trình trụ sở được xây tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc được gọi chính xác là Tân cổ điển thì có bao nhiêu công trình ngoài kia được xây lên cả ngoại thất lẫn nội thất giữ được chính xác định nghĩa và tinh thần của phong cách này? Chỉ cần gõ cụm từ “kiến trúc tân cổ điển” “thiết kế tân cổ điển” trên mục tìm kiếm, hàng loạt trang web online hiện ra với lời mời chào thiết kế biệt thự, lâu đài “sang chảnh” nhưng hình ảnh “cổ điển không ra cổ điển”, “Tây không ra Tây” “Ta không ra Ta”, chắp vá cả “mái Thái”, cột đặt không đúng chỗ, phào chỉ bị sử dụng vô lý, ra một kết quả dị hợm. Đáng nói hơn một số thiết kế nội thất không đảm bảo diện tích sử dụng vì quá chú trọng trang trí, không gian ngột ngạt vì chi tiết quá mức và thiếu ánh sáng tự nhiên. Đây thực sự là phần nổi và là vấn đề nhức nhối khi nhắc tới phong cách Tân cổ điển hiện nay.

 

Một biệt thự được cho là “Tân cổ điển” đang trong quá trình hoàn thiện. Họ cho rằng đây mới là đẹp, đây mới là đẳng cấp? Những chi tiết rối mắt, không gian không đủ ánh sáng liệu có phù hợp với nhu cầu nhà ở? Đây chỉ là một ví dụ trong hàng trăm, hàng nghìn biến thể vẫn đang được xây dựng hàng ngày.
Ảnh: sưu tầm internet



Mái vòm trên một lâu đài dát vàng trên đường Hoàng Quốc Việt ( Hà Nội) với lối kiến trúc không thể định nghĩa, có lẽ là sự hòa trộn của Đông – Tây, kim cổ kết hợp, từ Cổ điển, Art Deco. (Theo Khỏe và Đẹp)
Ảnh: sưu tầm internet

Nếu đánh giá trên những gì đang trôi trên thị trường và những hình ảnh mắt thấy, thì có thể mạnh dạn đưa ra nhận xét rằng “Loại hình đang được gọi là Tân cổ điển ngoài kia là những thiết kế chưa tới hoặc quá phô trương. Bắt chước những chi tiết phào chỉ mà không để ý đến tỷ lệ, kích thước nên không làm nổi bật được tính chất thẩm mỹ của loại hình kiến trúc này. Hơn thế nữa, với khí hậu Việt Nam, những công trình như vậy không còn phù hợp. Đặc biệt với những vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa cũng như vệ sinh hàng ngày. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là vật liệu. Nếu công trình gốc sử dụng đá cẩm thạch, đá trắng làm tăng vẻ sang trọng cho công trình thì việc đắp vữa, đắp thạch cao, thợ tay nghề thấp làm cái chất cổ điển chưa tới thành ra kết quả nửa vời. Hầu hết những thiết kế quảng cáo Tân cổ điển đều mắc một lỗi lớn là bố trí không gian tù túng, thiếu ánh sáng, quá nhiều chi tiết thừa.”

 

Một công trình biệt thự song lập trong khu đô thị mới theo phong cách Tân cổ điển được cải tạo bởi NGHIA-Architects vừa mang nét hiện đại, tính đương đại và những chi tiết trang trí cổ điển được đơn giản hóa. Nếu đặt cạnh hai biệt thự trên, với một người có tính thẩm mỹ, bạn sẽ chọn sống ở đâu?



Sản phẩm nội thất Tân cổ điển mang tính thẩm mỹ cao cùng tính thuần Việt cũng có, nhưng không phải ai cũng làm được. Ảnh: Masonji Interior Design

 Tân cổ điển Phong cách này liệu còn hợp lý trong thời hiện đại?


Thế giới và công nghệ xây dựng đang tiến lên từng ngày, những mẫu nhà đương đại với đủ tiện nghi, thậm chí xu hướng “nhà ở thông minh” sử dụng thiết bị tự động hay quản lý không dây đang rất được ưa chuộng trên thế giới. Người ta bàn luận với nhau về ngôi nhà tràn ngập ánh sáng hay nhà ở hòa với thiên nhiên, rất nhiều phát kiến hay giải pháp kiến trúc mới. Vậy tại sao chúng ta lại xây dựng những công trình mà thế giới không còn xây dựng nữa? Tại sao lại đi lùi với sự phát triển của nhân loại? Không ở đâu trên thế giới xây mới một tòa nhà với kiểu thiết kế từ thế kỉ 18, bởi nó đã “lỗi thời”, cũng không ở đâu trên thế giới xây nhà ở như lâu đài như ở Việt Nam ngoài trung tâm giải trí, mà đó thì không gọi là nhà ở.

Nhiều người cho rằng kiến trúc hiện đại là nặng nề vì dùng quá nhiều bê tông, hay những tòa nhà kính thép bị chê vì tính mở nên vẫn trung thành với lối kiến trúc cổ, điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Yêu thích một phong cách kiến trúc là không sai, ước mơ được sống trong không gian đó cũng không sai, mỗi người có quyền lựa chọn riêng nhưng hãy hiểu đúng. Thực tế, vẫn có rất nhiều công trình theo Tân cổ điển, chủ yếu là nội thất được thiết kế rất chuẩn mực, hoàn thiện đạt chất lượng nhưng không nhiều. Phong cách nào cũng có cái đẹp riêng, chúng ta không đổ lỗi cho nó, cái hay lẫn cái dở tùy vào quan điểm mỗi người nhưng xây dựng đẹp hay không lại tùy thuộc vào người thiết kế, thi công và gu của chủ nhà. Chỉ xin đừng biến thể, xào nấu nó như một trường hợp “biến đổi gen” mà lại nhận là nguyên bản.

Và cuối cùng, nếu bạn tự nhận mình thích “Tân cổ điển”, hãy tự hỏi bản thân hai điều: 1. Bạn có hiểu về nó hay không? Và 2. Bạn thực sự thích nó hay chỉ là theo xu hướng?

Ngọc Quỳnh
Nguồn tham khảo:


  • https://www.architecture.com/knowledge-and-resources/knowledge-landing-page/classical-classical-revival-neo-classical

  • https://www.britannica.com/art/Neoclassical-architecture

  • https://www.britannica.com/art/Classical-architecture

  • https://www.theartstory.org/movement/neoclassicism/


 

 

XEM THÊM:



Thiết kế biệt thự phong cách tân cổ điển


phong cách thiết kế Biệt thự Tân cổ điển mang nét tinh tế với phào chỉ và đường cong hoa văn mềm mại, kết hợp sử dụng những vật liệu hiện đại và tiện nghi về công năng. Phong cách thiết kế nội thất biệt thự lối Đông Dương sẽ là xu hướng mới của năm 2021 ? Phong cách thiết kế nội thất biệt thự lối Đông Dương sẽ là xu hướng mới của năm 2021 ? Phong cách "Tân cổ ...







Trụ sở mới của Tòa án nhân dân tối cao có phong cách kiến trúc tân cổ điển, giao thoa với kiến trúc Pháp


Trụ sở mới của Tòa án nhân dân tối cao được xây dựng tại số 43, phố Hai Bà Trưng, trên diện tích 6.417 m2 với quy mô 6 tầng nổi và 4 tầng hầm. Công trình mới có phong cách kiến trúc tân cổ điển, giao thoa với kiến trúc Pháp của tòa nhà cũ tại số 48, phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). Cả hai tòa nhà tạo thành một quần thể thống nhất, với một mặt quay ...







ĐƯA NỘI THẤT PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG VÀO THIẾT KẾ BIỆT THỰ PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN – HÒA HỢP VỚI KHÔNG GIAN SỐNG


THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ AN VƯỢNG VILLAS VÀ AN PHÚ SHOP VILLA THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ AN VƯỢNG VILLAS VÀ AN PHÚ SHOP VILLA An Vượng Villas còn được gọi là biệt thự khu A mở rộng, tọa lạc tại vị trí trung tâm khu đô thị Dương Nội, thuộc mặt đường Tố Hữu, xã Dương Nội, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội. Xung quanh dự án là hệ thống tiện ích ngoại khu như khu ...








Các công trình kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc


Trong khoảng 80 năm đô hộ, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng rất nhiều công trình đồ sộ và có giá trị lịch sử lớn trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Có lẽ vì vậy mà nét kiến trúc kiểu Pháp vẫn in sâu trong lòng Thủ đô. Các công trình kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc Phong cách kiến trúc kiểu Pháp đã in sâu trong lòng Hà Nội. 10 công trình thời ...







Phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa


Đặc điểm phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, phong cách thiết kế Indochine Phong cách thiết kế nội thất Indochine, hoặc phong cách thiết kế Đông Dương do người Pháp thế kỷ 20 sáng tạo dựa trên sự kết hợp của kiến trúc Pháp với văn hoá và địa lý ở Việt Nam. Nói cách khác, thì người Pháp du nhập kiến trúc thiết kế của họ nhưng thay đổi một chút để hoà hợp với văn hoá phương ...







Thiết kế nội thất biệt thự liền kề nhà vườn Sunny Garden City. Nhà chị Phương diện tích 180m2, xây dựng 3,5 tầng


Vốn yêu thích vẻ đẹp sang trọng với những đường nét tinh tế, chính vì vậy chị Phương đã quyết định lựa chọn phong cách Đông Dương điển để thiết kế nội thất cho căn biệt thự của mình và gia đình







BOIS Thiết kế và thi công nội thất biệt thự đơn lập Starlake Tây Hồ Tây – Nhà anh Hưng


BOIS Thiết kế và thi công nội thất biệt thự đơn lập Starlake Tây Hồ Tây - Nhà anh Hưng Phong cách: Phong cách Đông Dương (Indochine Style) Theo yêu cầu toàn bộ nội thất với phong cách Indochine Style(tủ quần áo, tủ bếp, hệ thống bàn trang điểm bao gồm cả tủ và bàn phấn ), tối ưu về không gian căn hộ theo chuẩn Phong cách LDK Đông Dương (LDK: Phòng Khách- Ăn – Bếp liên thông)







The Manor Central Park Bitexco Nguyễn Xiển


The Manor Central Park Bitexco Nguyễn Xiển Thiết kế nội thất chung cư A10 Nam Trung Yên Theo phong cách kiến trúc Bois Indochinois bois com vn Thiết kế nội thất chung cư A10 Nam Trung Yên. Theo phong cách kiến trúc Bois Indochinois bois.com.vn Thiết kế nội thất chung cư A10 Nam Trung Yên Mặt đường Nguyễn Chánh Mạc Thái tổ, Cầu Giấy. Theo phong cách kiến trúc Bois Indochinois bois.com.vn. Đơn vị tiên phong trong lãnh vực tư vấn ...







Thiết kế nội thất The Manor Central Park Bitexco Nguyễn Xiển đậm chất Đông Dương- Nhà chị Ánh Dương


Thiết kế nội thất The Manor Central Park Bitexco Nguyễn Xiển đậm chất Đông Dương- Nhà chị Ánh Dương Là người am hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội , nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, nếu dựa vào nguyên lý phát triển bao đời nay của phố cổ Hà Nội cũng như quy luật phát triển của các đô thị lớn trên thế giới, hoàn toàn có thể tạo ra được một “phố ...







Top 5 công trình nổi bật được thiết kế theo phong cách Đông Dương


Những công trình được thiết kế theo phong cách Đông Dương luôn thể hiện được nét đẹp Á Đông truyền thống. So với những phong cách kiến trúc khác, phong cách Đông Dương mang hơi thở tinh tế và sắc nét rất riêng. Hãy cùng điểm qua Top 5 công trình nổi bật được thiết kế theo phong cách Đông Dương nhé. Tổ ấm được tạo nên từ những câu chuyện xưa cũ và một tình yêu da diết dành cho ...







Ngôi biệt thự cổ 800m2 Hàng Bè dấu ấn kiến trúc thời Pháp


Ngôi biệt thự cổ 800m2 Hàng Bè từng xuất hiện trên nhiều bộ phim nổi tiếng, mang dấu ấn thời Pháp Căn biệt thự cổ tại Hàng Bè (Hà Nội) được xây dựng vào năm 1925, bởi cụ Trương Trọng Vọng, một doanh nhân thầu khoán (chủ thầu xây dựng) giàu nức tiếng đầu thế kỷ 20. Cụ Vọng là người gốc Văn Điển (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). Sau nhiều năm bôn ba, chính cụ Vọng mua đất tại phố Hàng Bè ...